Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Cảm Tạ Ơn Người - (Bài viết của Ngọc-Nhụy)

Ngọ Môn - Huế






CẢM TẠ ƠN NGƯỜI

Cửa phòng gây mê mở, cô y tá bảo hai đứa con gái tôi đẫy xe cho tôi vào phòng, và cô ta ra dấu cho hai con tôi ra ngoài ngồi chờ.  Tôi ngơ ngát nhìn quanh phòng có hai y tá nam đứng bỏ mấy giây đèn và các giây ống chích; họ đều bịt một băng trắng ở mũi và miệng.  Cô y tá chào tôi: “Bà có khỏe không?” Tôi gật đầu nói nhỏ: “Dạ khỏe, cám ơn!  Chào cô.”  Cô ta đưa tôi lên nằm ở cái giường có đèn chiếu sáng, rồi cô y tá chích vào tay tôi một ống thuốc nhỏ.  Cô ta nhìn tôi và cười thật hiền, tôi cũng cười lại.  Cô ta nói tiếng Anh Ngữ.  Tôi biết cô khen tôi tốt, tôi cũng mĩm cười, nói lời cám ơn.  Cô ta đưa tay lên đếm 1, 2 … và giấc ngũ của tôi đến nhanh quá làm tôi không còn nghe tiếng thứ 3 của cô ấy nữa. 

Khi tôi tĩnh dậy thì đã thấy tôi nằm ở một phòng khác, và bên cạnh giường tôi cũng có một bịnh nhân nằm chung phòng với tôi.  Tôi mở mắt, tôi chỉ thấy lờ mờ quanh tôi có cã lũ con của tôi, cã trai lẫn gái và hai đứa con dâu cùng với các cháu nội ngoại của tôi.  Tôi nghe đau nhức cã người và mệt đừ.  Tôi rên khe khẽ, lũ con tôi ghé sát gần tôi hỏi nhỏ: “Me? Me thấy sao?” Tôi nhăn mặt nói: “Me đau và mệt quá các con ơi!” Cã lũ con tôi đồng nói: “Dạ, me đau lắm hả.  Me cố gắn chịu khó để họ chuyễn các thứ thuốc vào người cho me mau lành bịnh.  Me đừng động đậy, giây sẽ rời ra, họ bỏ vô lại đau lắm.”  Tôi nhìn lên thấy họ đang chuyễn một bịch máu vào tay tôi.  Trên người tôi giây đo mạch tim, giây truyền nước biển chằn chịt trên hai tay của tôi.  Ðứa nào đứa nấy lo lắng, mắt đỏ hoe, mặt bơ phờ, và đau khổ không kém chi tôi.

Ở bịnh viện họ chỉ cho một người ở lại với tôi để săn sóc cho tôi.  Các con tôi phải thay nhau vào bịnh viện ở lại với tôi, suốt cã ngày lẫn đêm.  Có hai đứa cháu ngoại trai là Thùy và Thuần cũng túc trực đêm chăm sóc cho tôi.  Ngày hôm sau các chị em ruột của tôi ở các tiểu bang khác tới thăm tôi;  chị Liên ở Canada, dì Chi và dì Tiên ở Seattle, cậu Diệm ở Tennessee, và cậu Định ở Florida.  Còn có dì Đào, dì Mai và các cậu em ở OhioNorth Carolia tới thăm tôi; họ là em bà con chú bác của tôi.  Họ nghe tôi bịnh phải đưa vào cấp cứu ở bịnh viện nên ai cũng quay quắt mua vé máy bay để qua Virginia thăm tôi.  Họ lo lắng khi nhìn thấy tôi, thương cãm, và sợ cho bịnh của tôi quá nặng.  Ai nấy mắt đều như rớm lệ, cứ chực để trào ra.  Tôi biết ý nên cười để chào chị em tôi, rồi nói cho có vẻ tự nhiên: “Nì, chị với mấy dì và mấy cậu qua thăm em là phải cười cho vui vẽ chớ răng lại buồn, mà khóc là em không chịu mô đó nghe!”

Chi ̣Liên tôi cũng cười theo rồi nói: “Có ai buồn mô nờ.  Thường thì dì nói cười luôn miệng, mà chừ bịnh thì chị em cũng lo lắng rứa đó, chớ ai mà khóc mô nờ.”  Rồi chị Liên lại nói tiếp: “Nì, chị với dì Chi, cậu Định, và dì Tiên qua thăm gấp quá nên không ai kịp mua quà chi cho dì và các cháu cã.  Thôi thì chị với cậu và hai dì đưa cho dì chút tiền đây để khi mô dì khỏe ngồi mà xòe bài hoặc là mua kẹo ăn cho ngọt ngào để đỡ buồn miệng.”  Nói rồi chi ̣Liên đưa cho tôi một xấp bạc.  Tôi cầm số tiền một ngàn đồng của chị tôi đưa cho tôi, cười với cái miệng móm xọm và nói: “Chớ chị với cậu và hai dì cho em ăn kẹo chi mà nhiều dữ ri?”  Hai dì em tôi cầm tiền bỏ vô túi áo của bịnh viện tôi đang mặc: “Chị cứ cất đi, còn đánh bầu cua nữa chớ bộ.”  Cậu Diệm, em trai của tôi, cũng đưa cho tôi mười tờ giấy bạc một trăm, cã thãy là một ngàn đồng, cũng nhét vô túi áo cho tôi.  Cậu cúi xuống hôn trên tráng tôi và nói: “Nì chị Xinh, em cũng gởi biếu chị chút tiền đây.  Em đi lật đật quá nên không kịp mua quà cho chị và các cháu.  Chị cứ cất đi, mai mốt khỏe mạnh để xoa xòe bài cho vui.”

Tôi vỗ vỗ vào túi áo có hai xấp bạc rồi mếu máo cười cho có vẽ vui: “Chà, bữa ni ai cũng cho em tiền và còn nhủ để mà ăn kẹo với đánh bài.  Mà ăn kẹo với đánh bài chi mà nhiều dữ ri, có mà …”  Ðứa con gái tôi nhìn tôi có vẽ ra dấu cho tôi đừng nói.  Tôi nhìn một lượt qua các khuông mặt rồi bắt tay từng người một và nói: “… Em … cám ơn chị.  Chị cám ơn hai dì.  Chị cám ơn hai cậu.”  Tôi bất chợt thấy dì Đào với bà Tất bạn của tôi.  Tôi kêu khẽ: “À! Dì Đào tới thăm chị đó hả?  Cha! chị Tất.”  Tôi bắt tay bà Tất và nói rằng: “Chị Tất cũng tới thăm em đó hà?” Rồi tôi lại nói: “Cám ơn chị.  Xin cám ơn tất cã đã đến bịnh viện thăm em như ri thiệt quý hóa quá đi!  Đường xá xa xôi mà các chị, các cậu, các dì, và các bạn không nề hà tốn kém để đến tận bịnh viện thăm em như ri, em cãm kích vô cùng!  Thôi chị và hai cậu, các dì, các bạn về nhà Thưởng nghĩ cho khỏe cái đã, còn ở lại chơi mà.”  Ai cũng bắt tay tôi và nói lời chúc cho tôi chóng khỏe.

Ðã ba ngày trôi qua, tôi vẫn đau nhức cã người; ho suyễn lên, đàm nhiều, làm tôi mệt lã.  Họ đã truyền cho tôi thuốc và bình nước biển.  Người tôi lúc tỉnh lúc mê, mạch cứ lên xuống không đều.  Các con tôi vẫn thay nhau túc trực ở bên tôi suốt ngày lẫn đêm để chăm sóc cho tôi.

Chiều hôm sau, có hai vị Sư và Ni - Đại Đức Thích Minh Châu và Thích Nữ Như Ý ở chùa Kim Sơn, đến thăm tôi.  Hai vị này rất thân với gia đình chúng tôi.  Họ nghe tôi bịnh nên cũng đến tận bịnh viện để thăm tôi.  Hai vị Sư khuyên các chị em của tôi và bạn bè của tôi, cùng với họ tụng kinh cầu an cho tôi.  Đọc xong Kinh, hai vị Sư và Ni cũng xin phép để về lại chùa.  Tôi mệt quá nên nằm nhắm mắt.  Bên tai tôi lại nghe tiếng chào hỏi của một bác sĩ.  Tôi mở mắt thì nhận ra đó là bà bác sĩ Tôn Nữ Cẩm Vân, bác sĩ của gia đình tôi.  Thì ra hai ông bà nghe tôi đau nặng, họ cũng đến tận bịnh viện để thăm tôi.  Bà bác sĩ bắt tay tôi và hỏi lời thăm viến.  Tôi mấp máy nói lời cám ơn hai ông bà đến thăm tôi.  Bác sỉ Cẩm Vân nói với các con tôi là cố gắn săn sóc cho tôi.  Họ bắt tay các con tôi, rồi cúi xuống nói với tôi là gắn dưỡng sức để chóng hồi phục trước khi họ chào ra về.

Qua đêm sau, đứa cháu ngoại trai của tôi là Thuần đến ở lại với tôi.  Trên tay nó luôn luôn có cuốn sách Kinh Bạch Y Thần Chú để đọc cho tôi nghe, và để cầu xin Bồ Tác cho bà ngoại nó mau lành bịnh, tai qua nạn khỏi.  Đêm hôm đó, trong khi tôi đang nằm mê mang, thì có một y tá nam vô đo mạch tim và chích thuốc cho tôi.  Sau khi đo xong thì ông ta nhìn qua Thuần rồi nói: “Mạch sốt lên cao quá!”  Thuần lo lắng ngồi xích lại gần tôi rồi nắm chặt tay tôi và miệng cứ đọc lời Kinh Bạch Y Thần Chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tác.  Đến 11 giờ đêm hôm đó, ông y tá trở lại để lấy máu và đo mạch lại cho tôi.  Ông coi số của mạch nhảy trên máy đo rồi vui vẽ nói với Thuần: “Tốt quá!  Lạ thật … kỳ lạ quá!  Trước đó mạch cứ rối loạn lên xuống bất thường, mà giờ thì trở lại bình thường.  Cứ theo đà này thì tốt lắm, bịnh của bà ngoại của anh sẽ có cơ hội chóng lành bịnh đó.”  Thuần bắt tay ông y tá và cám ơn rối rít.  Thuần liền áp cuốn Kinh lên ngực và thầm thì niệm: “Con xin cám ơn Bồ Tác đã cứu bà ngoại của con!”

Hôm sau hai cậu em của tôi, Diệm và Định, với dì Đào đến thăm tôi rồi cũng để chào tôi mà về lại nhà.  Thấy sắc diện của tôi đỡ hơn mấy ngày trước, họ vui vẽ cúi xuống hôn tráng tôi rồi nói: “Tụi em đến để chào chị.  Tụi em rất mừng khi thấy chị khỏe hơn mấy ngày truớc nhiều, tụi em mừng ghê lắm.  Ngày mai tụi em phải về để ngày mốt đi làm lại, vậy chị gắn uống thuốc để mau khỏe nghe.”  Tôi cười: “Ừ, hai cậu với dì về hí.  Chị cám ơn hai cậu và dì nhiều lắm!”

Tôi nằm ở bịnh viện gần hai tuần.  Bác sĩ đến khám cho tôi, thấy họ vui vẽ về bịnh của tôi đã tuyên giãm rất nhiều.  Các con của tôi lộ ra vẽ nét mặt vui mừng vô cùng.  Lũ con của tôi nói: “Me nì, ai cũng thương me lắm đó.  Vừa rồi có bác sĩ Trần Ðoàn tới thăm me nữa đó.”  Tôi chắp tay: “Con lạy Phật!  Con thấy con nhờ ơn Phật cho con được may mắn.  Con có quá nhiều phước đức của Bồ Tác ban cho con nên ai cũng thương con và lo lắng cho con, ai cũng mong cho con mau lành bịnh.  Lạy Phật, Ðức Phật A Di Ðà và Ðức Quan Thế Âm Bồ Tác đã tái sinh lại cho con thêm lần nữa!”

Từ khi hai vị Tăng và Ni đến tụng kinh và cầu an cho tôi, là từ đó bịnh của tôi bớt đi nhiều.  Sau mấy tuần tôi nằm bịnh viện, bác sĩ đã cho tôi về nhà và chuyễn tôi qua một bịnh viện khác để y tá đến nhà săn sóc cho tôi.  Bịnh viện đó có bà y tá tên là Dulcy, và cũng là người coi bịnh của tôi; có một cô làm việc thiện nguyện tên là Kim thì tới để nói chuyện và giúp tôi vui; có một bà y tá coi về dưỡng sinh và tập thể dục chân tay cho tôi, vì chân tôi rất yếu nên đi không được dễ dàng và ngồi dậy cũng khó khăn.  Bịnh viện này thiệt tốt!  Họ đem dụng cụ máy móc tới nhà để chữa bịnh cho tôi.  Tôi thật may mắn là các bà y tá này tới săn sóc cho tôi là đều vui vẽ và hiền lành khi họ săn sóc cho tôi.  Họ nói chuyện hay khám bịnh cho tôi đều rất nhẹ nhàn và nụ cười lúc nào cũng hiền từ và dễ mến.  Khi họ đến là các con tôi một mực kính nể và luôn chăm chú lắng nghe họ nói để biết bịnh trạng hàng ngày của tôi ra sao.  Họ chỉ vẽ các con tôi cách cho tôi uống thuốc và chăm sóc về sức khỏe của tôi.

Từ hôm tôi ở bịnh viện về lại nhà, các con tôi thay phiên nhau để ở nhà với tôi.  Mấy đứa ở nhà riêng thì tới ở với tôi tới chiều thì về; còn mấy đứa ở chung với tôi thì tối đến là ngũ quanh bên giường của tôi.  Tuy phải nằm ở dưới sàn nhà, chúng nó không hề rời tôi một phút nào.  Loan, con gái đầu của tôi, thì cứ chiều thứ sáu là đến ở lại với tôi cho tới chiều chủ nhật mới về, để sáng thứ hai đi làm sớm.  Chồng và con của Loan, tuy họ là nguời Mỹ, nhưng cũng gắn nói tiếng Việt để tôi hiểu với lại để cho tôi vui.

Chị Liên và hai dì Chi và Tiên vẫn còn ở lại chơi với gia đình mẹ con tôi.  Cã ngày cứ vô ra để hỏi thăm sức khỏe và nói chuyện cho tôi vui.  Tôi về nhà được một tuần.  Hôm đó chị và hai em của tôi thấy tôi có vẻ khỏe hơn và sắc mặt có vẻ tươi lên một chút, nên vô phòng cầm tay tôi, chị tôi nói: “Lạy Phật, lạy Bồ Tác độ trì cho dì.  Thấy dì đã khỏe, chị với hai dì mừng lắm.  Chị với hai dì qua thăm chơi, ở lại với dì và các cháu cũng khá lâu rồi, chị với hai dì định ngày mốt là về lại nhà.  Chị và mấy đứa con của chị, đứa mô cũng rất thương dì.  Chúng cứ đi chùa là cầu xin ơn trên Phật độ cho dì Xinh con chóng lành bịnh, tai qua nạn khỏi đó dì.”  Tôi nắm tay chị và cám ơn chị Liên của tôi, và gởi lời cám ơn các cháu thật nhiều.  Dì Chi với dì Tiên cũng nói: “Ðó, tụi em với chị Liên qua đây, các cháu cũng lo cho tụi em lung tung, thiệt vui quá, nhưng tụi em với chị Liên ở chơi với chị và các cháu cũng lâu rồi phải không nợ?  Chừ tụi em phải về chớ hí.  Chị gắn uống thuốc để chóng lành bịnh chị nghe.  Cầu ơn trên Phật độ cho chị mau khỏe.”

Qua ngày mai, cháu Tú Quỳnh, con của chị Liên tôi, phone qua và nói chị Liên tôi phải mua một ổ bánh thật to, thật đẹp và 73 cái hoa hồng đỏ để chúc dì Xinh mau chóng bình phục và khỏe mạnh.  Chị Liên tôi phải nhờ lũ con tôi chở chị đi mua hoa và bánh để tặng cho tôi.  Chị em tôi vui vẽ chụp hình với hoa và bánh, cười nói thiệt là vui.  Rồi cuộc vui cũng qua mau.  Sáng sớm ngày hôm sau, chị Liên tôi với hai dì Chi và dì Tiên dậy thật sớm để xếp đồ vào vali.  Thưởng, con trai út của tôi, cũng chuẩn bị xe để đưa mấy dì của nó lên sân bay.  Trời tháng 12 thật là lạnh, ngoài trời sương mù dầy đặc, đã 5 giờ sáng rồi mà trời vẫn còn tối.  Chị Liên và hai dì em của tôi đã mặc áo ấm sẵn vào người, và họ qua phòng tôi để chào ra về.  Chị em tôi lại nói nói cười cười và bảo tôi gắn ngồi dậy để chụp vài tấm hình với nhau để làm kỷ niệm. 

Thưởng đã lo xong xe và cũng bước vô phòng tôi, hai tay xoa xoa vào nhau cho đở lạnh.  Chị Liên và hai dì em tôi ngưng chụp hình.  Chị Liên đến gần bên tôi và nắm chặt tay tôi, chị cười trong tư thế mếu, rồi chị cúi xuống hôn lên tráng tôi rồi ngập ngừng nói: “Thôi, dì nghỉ cho khỏe, chị với hai dì về.  Chị thấy ở chơi với dì như rứa cũng lâu rồi.  Chừ chị với hai dì phải về chớ không thì lũ nhỏ hắn trông.  Dì gắn uống thuốc cho mau lành bịnh nghe chưa!”  Rồi chị cúi xuống hôn tôi lần nữa và kêu nhỏ: “Xinh ơi!!!”  Nước mắt chị chảy dài giọt xuống trên má của tôi.  Tôi cố nén xúc động để đừng bật lên tiếng khóc, nhưng không tài nào nín được.  Tôi ôm chặt chị tôi rồi khóc oà.  Dì Chi cũng sụt sịt đến gần tôi rồi cúi xuống ôm tôi nói: “Thôi, em về nghe chị Xinh, ráng uống thuốc cho mau lành nghe!”  Tôi cười mếu máo gật đầu.  Đến khi dì út Thủy Tiên tới chào tôi, dì nghẹn ngào nói không nên lời.  Cứ ôm mặt tôi hôn rồi nói bằng nước mắt: “Em … em thương chị lắm, chị Xinh ơi!  Phải lành bịnh nghe chị Xinh, để chị em mình còn hát chung bài ca Ai Lên Xứ Hoa Đào nữa đó nghe.”  Thủy Tiên khóc ầm ực, rồi cũng nắm chặt tay tôi từ giã để ra xe đặng Thuởng đã rồ máy xe sẵn rồi.  Các con gái, con trai tôi đều ra đưa các dì của tụi nó lên sân bay.

Còn lại trong phòng một mình tôi, tôi ôm mặt khóc nức nở, kêu nhỏ trong lòng: “Cha Mạ ơi! Xin phù hộ cho con sống nghe!”  Tôi chắp tay lâm râm cầu nguyện: “Con lạy Phật A Di Đà!  Con lạy Bồ Tác!  Con xin các Ngài độ trì cho con được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi.  Các con, các cháu của con, các chị em của con rất thương con.  Nếu con có bề nào, chắc họ sẽ đau khổ vô cùng.”  Nghe tiếng chân lên cầu thang, tôi vội lau nước mắt và giã bộ nhắm mắt ngũ.  Sẻ, con gái của tôi, bước vô phòng, thấy tôi nằm im mà tưởng là tôi đã ngũ nên nhẹ nhẹ bước ra.  Đâu đó tôi nghe tiếng nói nhỏ: “Me ngũ hả?”  Tiếng Sẻ trã lời: “Ừ, Me ngũ rồi.”  Có bàn tay mát lạnh chạm vào tay tôi, kéo cái mền lên cho tôi.  Tôi mở mắt thì thấy các con tôi xúm lại bên tôi.  “Ờ, bé Tí,” tôi hỏi, “chi rứa con? Đến giờ uống thuốc hả?  Mấy dì đi chưa?”  Cã lũ con tôi cùng nói: “Dạ, mấy dì đã đi đi rồi Me.”  Sẻ, bé Tí, bé Xí và bé Út đồng một lượt hỏi: “Me ngũ hả? Me khỏe không?”  Tôi nhìn lũ con tôi, đứa nào đứa nấy mắt đỏ hoe, Sẻ nói có vẻ cảm động: “Tội mấy dì ghê, vì quá thương Me nên mấy dì về mà không yên, cứ dặn đi dặn lại: ‘Tụi con gắn săn sóc cho Me nghe chưa! Mấy dì sẽ gọi phone hàng ngày để hỏi thăm.’”  Sẻ ngồi xuống bên giường bóp bóp chân tôi rồi nói: “Thôi chừ có bé Xí ở nhà với Me, tụi con đi làm, bé Tí đang xin phép bà xếp để ở nhà với Me nữa đó.  Tụi con cứ thay nhau để ở gần bên Me, được chưa?”  Tôi nhìn bé Tí như muốn hỏi, bé Tí vui vẻ trã lời: “Con đã xin bà xếp của con rồi, và xin nghỉ hai tháng để ở nhà lo cho Me.”  Tôi hỏi nhỏ: “Rứa có bị mất tiền lương không con?”  Bé Tí lưỡng lự trã lời: “Không mô, me đừng lo.”  Cứ tối đến sau khi đi làm về là lũ con gái, con trai, con dâu, và các cháu nội và ngoại của tôi lại tụ lại nhà của Thưởng để thăm tôi và săn sóc cho tôi.  Chúng nó ồn ào để tạo lên không khí ấm áp, vui nhộn cho tôi vui.  Còn có thêm chồng và con của Loan cũng hay đến thăm tôi cho tới khuya mới về.

Các bà y tá vẫn tới đều mỗi tuần để chăm sóc và theo dõi bịnh cho tôi, họ đo huyết áp và tim mạch.  Ngày nào thấy họ vui vẻ cho biết mạch tốt, nghe vậy là lũ con của tôi mừng rỡ vô cùng.  Gia đình Thắng và gia đình Thái ở gần nhà tôi, nên cứ tối là kéo nhau lại nhà của Thưởng.  Rồi Sẻ và hai con Thuần và Thùy, cã bé út Thảo cũng cứ đi làm về là ghé lại nhà Thưởng để thăm chơi với tôi cho tới khuya mới về.  Túc trực bên tôi có bé Tí, bé Xí và Thưởng.  Tuy phòng của tôi chỉ có hai cái giường nhỏ, nhưng các con tôi vẫn tối đến là qua phòng tôi để ngũ.  Chỉ có một đứa được nằm trên giường, còn hai đứa phải ngũ ở dưới sàn nhà.  Khi có Sẻ hay Loan tới ở lại đêm thì cã ba (bé Tí, bé Xí, và Thưởng) đều phải nằm ngũ dưới sàn nhà để nằm gần bên tôi. 

Bịnh của tôi rất nặng, không thể ngồi dậy một mình được mà phải có người nâng dậy mới ngồi thẳng người lên để uống thuốc.  Mỗi lần cơn ho đến, tôi mệt nhọc lắm.  Các con tôi phải lấy máy để hút chất đàm ra thì tôi mới thở được.  Các con tôi phải tập giấc ngủ cho thật tỉnh, hể thấy tôi rên hay kêu khẽ một tiếng nhỏ là dậy ngay để lo cho tôi.  Hai đứa cháu ngoại của tôi là Thùy và Thuần, còn có cháu Hoa (là bạn làm cùng sở với Thùy), tối nào đi làm về là cũng ghé thăm viếng tôi.  Tội nghiệp, mỗi lần đến thăm tôi, mấy đứa cháu lại ngồi xoa bóp chân tay cho tôi.  Thuần thì mỗi đêm đến ngồi đọc cuốn Kinh Bạch Y Thần Chú cho tôi nghe.  Khi nào Thuần cũng nhắc: “Bà Ngoại gắn đọc theo với con nghe Bà.”  Có bửa thấy tôi tỉnh táo có vẽ khỏe, Thuần đến bên giường tôi, cầm tay tôi, Thuần mừng rỡ: “Con thấy bữa nay Ngoại khỏe nhiều đó Ngoại, như vậy là giấc mơ của con Phật đã linh hiện và đã giúp cho Ngoại bớt bịnh.”

Tôi nhìn Thuần và cười: “Hả?  Con nằm mơ thấy răng?”  Thuần dạ khẽ và nói với giọng nói có vẻ quan trọng: “Con nằm mơ con đến chùa Giác Hoàng, con đẩy cửa bước vô rồi quỳ xuống trước tượng của Phật Thíc Ca, tự nhiên con nghe Phật hỏi: ‘Này con đến đây làm gì?’  Con ngước mặt lên nhìn Phật rồi cúi đầu đáp lời: ‘Dạ, lạy Phật, con tới lạy Phật và cầu xin Phật phù hộ độ trì cho Bà Ngoại của con lành bịnh.’  Thì tự nhiên con thấy một chùm hoa rơi ra, thì con thấy Phật ngăn lại và nói: ‘Để đó Phật nhặc cho.’  Rồi Phật bỏ những cánh hoa ấy vào miệng nhai rồi ứa ra một thứ nước sền sệt màu xanh đậm, rồi Phật nói: ‘Thôi con về đi, Bà Ngoại con không sao đâu.’  Vậy là con giựt mình tỉnh dậy.”  Tôi chắp tay lại, nhìn lên tượng Phật với tượng của Quan Thế Âm Bồ Tác và vang vái thì thầm: “Con lạy Phật, con lạy Bồ Tác cứu độ cho con.”

Mấy ngày sau, Thuần lại đến thăm tôi.  Câu đầu tiên là Thuần hỏi: “Bà có khỏe không?”  Tôi cười trã lời vui vẽ: “Ừ, hôm nay Bà thấy đỡ đau nên hơi khỏe đó con.”  Thuần tiếp: “Hôm nay thứ bảy, tối nay con ở lại với Ngoại vì ngày mai là chủ nhật thì con nghỉ học.  Tối nay con sẽ đọc hết cuốn Kinh Bạch Y Thần Chú để Bà nghe.”  Tối hôm đó Thuần đi ngũ có lẽ khuya lắm.  Hôm nay chủ nhật nên Thuần dậy trễ hơn mọi hôm.  Thuần vào phòng thăm tôi.  Câu hỏi thường lệ của nó là “Bà có khỏe không Bà?”  Tôi lại cười và trã lời: “Ừ, Bà khỏe.  Con ngủ có được không?”  Thuần cũng vui vẽ trã lời: “Dạ, con ngũ được chớ.  Mà lạ ghê ngoại ơi, con lại nằm mơ thấy Phật nữa.”  Tôi nhìn nó cũng cười theo: “Ừ, tại con hay lên chùa để cúng Phật và cầu nguyện cho Bà.  Thấy lòng hiếu thảo của con đã làm Phật động lòng rồi đó, nên Phật mới cho con nằm mơ thấy để biết là Phật đã chấp nhận lời cầu xin của con.  Phật sẽ phù hộ cho Ngoại lành bịnh và tai qua nạn khỏi đó con.”  Thuần có cô bạn ở Việt Nam.  Thuần đã nhờ cô bạn lên chùa để thỉnh cho tôi mấy dĩa CD Kinh Phật A Di Đà và Kinh Địa Tạng để cho tôi nghe hàng ngày.


Tôi xin để tóm tắc về chuyện bịnh tình của tôi; tôi sẽ kể ngắn gọn chớ không muốn dài dòng.  Tôi đẵ nằm trên giường bịnh từ lúc tháng hai của năm 2003.  Ðầu tiên tôi bị té ở ngoài trời tuyết khi đi ra thùng thư lấy thư, các con tôi đã đưa tôi đi khám và chụp các hình về xương và kết quả là tôi bị đau xương cột sống.  Bác sỉ đã cho tôi uống đủ các thứ thuốc về xương và đau nhứt, nhưng bịnh của tôi không tuyên giãm mà càng ngày càng đau nhiều.  Cuối cùng họ phải cho tôi vào bịnh viện thử máu và bác sỉ đã cho các con tôi biết là bịnh của tôi rất nặng lắm.  Các con tôi lo lắng và cũng sợ tôi biết thì tôi sẽ buồn.  Một hôm, Sẽ con gái tôi tới cho tôi uống thuốc và cố gắn nói cho tôi biết là tôi bị bịnh ung thư!  Sẽ cứ nhìn tôi để thǎm dò coi tôi phản ứng ra thế nào, nhưng tôi rất bình tỉnh và trả lời để cho các con yên lòng và khỏi lo sợ tôi buồn: “Ừ, thì me đã già, Trời Phật cho me bị bịnh sao thì me phải chịu vậy, chớ me có lo hay buồn thì cũng vậy thôi.  Chỉ cần mong ơn Phật A Di Đà và xin Đức Quan Thế Âm Bồ Tác gia hộ cho me được sao thi me nhờ vậy.”  Tôi khấn trong lòng: “Ai Di Đà Phật!”  Nhờ lòng đức tin của tôi hướng về Phật, cầu xin Bồ Tác, mong ơn Đức Phật và Đức Quan Thế Âm cho tôi được an lành.  Tôi không bao giờ nghỉ đến cái bịnh, cái đau.  Khi nào trong đầu óc tôi và trước mắt tôi cũng thấy Phật A Di Đà, và hình ảnh Đức Bồ Tác hiện ra trong đầu và trước mắt tôi hết cã.

Trong thời gian điều trị tại nhà bởi các bà y tá ở hospice, họ hàng tuần đến chăm sóc cho tôi và họ đo mạch tim và sức khỏe của tôi.  Vì cái bịnh của tôi không thể uống nước nhiều được.  Mỗi lần uống thuốc, các viên thuốc phải được cắt nhỏ ra và chỉ uống với chất nước sền sệt đặc như nước táo xay ra hoạc các thứ sữa dành riêng cho bịnh nhân uống.  Mỗi ngày họ chỉ cho tôi ngậm một vài viên nước đá nhỏ.  Miệng tôi khô khan, tôi thèm uống một ngụm nước nhỏ.  Tôi thấy tôi như người đang ở ngoài sa mạc nóng bỏng, mà không có một giọt nước uống.  Họ không cho tôi ǎn một thức ǎn gì có nước.  Tôi không muốn ǎn mà chỉ thèm uống một ít nước.  Nhưng y tá bảo: “Bịnh của bà không thể uống nước nhiều được.  Hãy chịu khó đi sẽ chóng khỏi bịnh.”  Mỗi lần đến khám bịnh cho tôi, họ thường vui vẻ hỏi: “Mỗi buổi sáng bà thức dậy, bà thích làm điều gì trước nhất?”  Tôi cười trã lời: “Tôi chỉ thích uống một ly nước!”  Họ cũng cười và lắc đầu: “Lời yêu cầu và điều thích nhất của bà thì bác sỉ chưa cho phép được.”  Tôi buồn rầu hỏi:  “Thế thì bao giờ tôi mới được uống nước?”  Họ an ủi tôi: “Bà gắn chờ lịnh của bác sĩ.”

Tôi nằm xuống và nói nhỏ: “Chà, không biết bao giờ nữa đây?”  Có khi tôi khát rát cã miệng, môi tôi khô và nức nẽ.  Tôi chỉ năn nĩ với các con tôi: “Nì, con cho me xin chút nước đá đi, me khát khô cã cổ.  Cho me một chút xí cũng được.”  Lũ con tôi nhìn tôi thương quá, vì người tôi khô đét nhỏ bé, mắt lờ đờ, miệng nhấp nháp chỉ mong có tí nước là sung sướng lắm.  Chúng nó cũng thương cảm và đau lòng lắm.  Nhưng biết bịnh của mẹ không thể uống nước nhiều, đành nhìn mẹ thèm muốn đến đau khổ.  Có khi chúng nó nói đùa: “Me thèm nước như người ta thèm xì ke vậy đó,” nhưng cũng lấy viên nước đá nhỏ bỏ vào miệng cho tôi, rồi cười vừa nói: “Đây xì ke của me đây.”  Rồi chúng nó xoa xoa vào tay tôi nói nhỏ nhẹ: “Me nì, bác sĩ và y tá muốn Me mau lành bịnh nên họ phải cố gắn cho Me ăn uống theo phương pháp trị bịnh của họ.  Tụi con cũng mong Me mau chóng lành bịnh nên phải nghe theo lời của bà y tá dặn chớ.  Me gắn chịu khó, mai mốt khỏe rồi Me muốn uống bao nhiêu ly nước cũng được phải không Me hỉ?”  Tôi gật đầu: “Ừ, Me sẽ gắn chịu đựng các con hí.”

Rồi ngày lại qua ngày.  Tôi nằm nhìn ra cửa sổ, các cây đã ra lá xanh sum sê.  Tôi nghĩ: “Ô, trời đã sang xuân rồi.  Nhìn tấm lịch treo trên tường, chà, mới đó mà tôi đã nằm trên giường bịnh hơn bốn tháng rồi.  Nhưng sao thấy ngày cứ dài lê thê, không biết răng chừ mình mới được đi ra sau vườn nhỏ của mình để ngồi mà nhìn hoa hồng nở đẹp hè?”

Hôm nay thứ nǎm, bà y tá Dulcy và y tá trưởng tới để khám sức khỏe cho tôi.  Bé Tí đã sáng sớm lo lau mình và thay áo quần cho tôi.  Bé cũng thay ra nệm sạch sẽ, vừa nói chuyện với tôi: “Me nì, hôm nay các bà y tá tới khám tổng quát cho Me đó.  Chắc bà sẽ hỏi về sức khỏe của Me thì Me nhớ nói cho rõ là Me còn đau chổ mô và ở ngực còn đau không.  Me phải nó rõ nghe Me?”  Tôi cũng trã lời cho con tôi yên tâm: “Ừ, Me nói chớ, và Me sẽ hỏi bao giờ cho Me uống nước!”  Bé cứ rũ rã ra cười: “Răng không hỏi chi mà Me chỉ hỏi xin được bao giờ uống nước, chi lạ rứa Me?”  Tôi cũng cười vui vẽ: “Ừ, Me chỉ mong muốn họ cho Me uống nước.”  Tiếng chuông reng, BéTí lật đật xuống mở cửa để đón bà y tá vô nhà và lên khám bệnh cho tôi.  Tôi ngồi dậy chào hai bà y tá.  Dulcy hỏi tôi: “Bà có khỏe không?”  Tôi vui vẽ trã lời: “Dạ, tôi khỏe.”  Bà ta khám tim, đo mạch, và khám về phổi cho tôi.  Bà ta cũng cười hớn hở: “Tốt lắm!  Rất tốt!”  Các bà y tá vui vẻ nói với các con của tôi: “Mẹ của các cô đã khỏe nhiều rồi đó.  Bửa nay có thể cho bà uống ít nước và ít nước xúp.  Có thể cho bà ăn các trái cây tươi ngọt.”  Bé Tí con của tôi mừng rỡ và xin bà bác sỉ: “Bửa nay bác sỉ có thể cho mẹ chúng tôi đi xuống nhà dưới để ngồi chơi có được không?”  Bà bác sỉ ngậm nghỉ một lúc rồi trã lời: “Cũng được, nhưng phải có người luôn luôn ở cạnh mẹ các cô, chớ không nên để mẹ các cô đi hay nguồi một mình.”  Tôi mừng quá!  Con tôi mừng rỡ và cám ơn hai bà bác sỉ và y tá rối rít: “Chúng tôi xin cám ơn bác sỉ.  Chị em chúng tôi cám ơn y tá Dulcy; cám ơn y tá Kim đã tận tâm giúp đỡ và chữa bịnh cho mẹ của chúng tôi trong ngày tháng đau trầm trọng như vậy.  Chị em tôi muôn vàng cám ơn!”  Các bà ấy cũng vui vẻ trã lời: “Không có chi!  Đó là bổn phận của chúng tôi.  Chính là chúng tôi cũng rất vui mừng khi thấy một bịnh nhân của chúng tôi sǎn sóc và chữa bịnh, rất can đảm và chịu đựng để vược qua cơn bịnh hiểm nghèo như vậy.  Chúng tôi cũng khâm phục lắm!”

Rồi ngày tháng qua mau, bịnh của tôi cũng thấy bớt đi nhiều.  Tóc trên đầu của tôi rụng rất nhiều và bây giời đã bắt đầu mọc lại.  Tôi mừng quá!  Nhờ có ǎn ít cháo và uống thêm ít nước nữa nên tôi đã thấy lên được vài cân.  Cã con lẫn cháu của tôi, đứa nào cũng vui mừng ra mặt. Hôm nay là ngày bà y tá Dulcy tới khám bịnh tổng quát cho tôi, và bà khen tôi với sức khỏe rất tốt và trông tôi khá hơn nhiều.  Con gái tôi mừng quá, rồi vui miệng mách cho bà ta biết là tôi còn hát Karaoke nữa.  Bà ta ngạc nhiên: “Vậy hả?  Mẹ của cô hát bài gì?”  Con tôi trã lời: “Ô, mẹ tôi hát bài Sài Gòn Đẹp Lắm.”  Bà ta có vẽ không tin và yêu cầu tôi cho bà ta nghe được không.  Con tôi nói tôi lấy băng bỏ vào máy cho bà ấy nghe.  Nhạc của bài hát có vẽ thích hợp với bà ta.  Bà ta thích thú lắm và đứng lên nhún nhãy theo nhạc của tôi hát, và bà cứ nhãy như vậy cho đến khi chào ra về.  Bà còn hẹn tuần tới bà và bà bác sỉ sẽ đến khám tổng quát cho tôi và sẽ cho bà bác sỉ biết là tôi đã hát bài hát thật hay.

Một tuần trôi qua rất nhanh.  Tôi đang nằm xem tivi ở dưới phòng khách, thì nghe có người bấm chuông, tôi lần xuống cầu thang để mở cửa.  Thì ra bà bác sỉ và bà y tá đến khám bịnh cho tôi.  Họ trố mắt nhìn tôi: “Hả!  Bà đã đi xuống cầu thang và mở được cửa cho chúng tôi?”  tôi cũng cười sung sướng đáp: “Vâng, tôi rất vui khi được mở cửa để đón hai bà vào nhà.”  Họ nhìn tôi và cười một cách vui mừng.  Như vậy là tôi đã khỏe và đủ khả năng lành bịnh.  Sẽ đưa họ lên lầu, tôi cũng bước thoăn thoát lên các bật thang và vào phòng.  Bé Tí và bé Út cũng vừa tới.  Vì cũng biết hôm nay có bà bác sỉ đến khám tổng quát cho tôi, nên các con tôi xin về sớm để gặp bác sỉ và y tá.  Hai bà cũng bước lên phòng tôi, theo sau là ba đứa con gái tôi; họ vui vẽ trò chuyện.  Rồi vô phòng tôi, hai bà khám tổng quát cho tôi rất kỹ.  Khám xong bà vui vẽ nói: “Mẹ của các cô đã khỏe nhiều.  Các cô có thể cho bà uống nước và cháo lõng được rồi.  Bịnh viện của chúng tôi có thể để mẹ của các cô được trở về với bác sĩ gia đình.”  Các con tôi mừng quá!  Rối rít cám ơn hai bà bác sĩ và y tá.  Bà bác sĩ vui vẽ nói: “Tôi nghe Dulcy bảo là mẹ của các cô có thể hát lên lời hát thật hay.  Vậy bà và mấy cô có thể cho chúng tôi nghe được không?”  Các con tôi cũng vui mừng bỏ bǎng nhạc tôi hát để hai bà nghe.  Họ nghe tôi hát xong họ vỗ tay vui mừng, đến bắt tay tôi rồi nói lời chúc thật tốt đẹp.  Tôi cãm động nói lời cám nơ hai bà.  Bà bác sỉ hẹn với các con tôi: “Đến tuần tới bịnh viện sẽ đưa hồ sơ của mẹ của các cô đến cho gia đình.  Như vậy là mẹ của các cô đã thoát qua được cơn bịnh nặng rồi đó!”  Các con tôi rối rít cám ơn bà bác sĩ và bà y tá.  Rồi họ vui vẽ chào để về lại bịnh viện của họ.  Các con tôi đưa họ ra xe, và bắt tay cám ơn hai bà lần nữa.  Khi hai bà đó về rồi, các con tôi trở lại ôm tôi vui mừng nói: “Đó, chừ thì me tha hồ mà uống nước nghe.”  Rồi cũng nói với tôi: “Thôi chừ tụi con phải về lại sở làm, vì chỉ xin phép hai tiếng đồng hồ về để nghe hai bà bác sĩ và y tá nói rõ bịnh của me.  Chừ tụi con phải trở lại đi làm tiếp me nghe, chắc là phải tới 8 giờ mới về.”  Rồi chúng lại rũ nhau tới thăm tôi để bàn chuyện làm món ăn để đãi hai bà bác sĩ và y tá ăn cho vui với gia đình tôi.  Tôi nhờ Phương, là dâu thứ tư của tôi và cũng là vợ của Thái, làm chã giò để đãi các bà.

Ngày đi qua rất nhanh. Lại đến thứ năm, ngày mà hai bà y tá Dulcy và Kim hẹn đến đưa hồ sơ của bịnh viện cho tôi.  Tôi thay áo và sữa soạn lại chút xíu trên mặt cho có vẻ tươi tắng một chút.  Ah, hai bà đã đến rồi, tôi ra đón họ.  Hai bà nhin tôi rồi vui vẽ nói: “Hôm nay trông bà không có vẽ gì là người bịnh cã, chỉ có hơi gầy thôi.”  Tôi cười sung sướng và hứa sẽ gắn ăn uống điều độ để chóng khỏe để được lên cân.  Sẻ và bé Tí, đưa họ xuống lầu dưới để họ thoải mái ăn uống và nghe nhạc cho vui.  Hai bà cũng rất vui.  Cùng với các con của tôi, họ ca hát những bài hát thật vui nhộn.  Giờ vui thật qua mau, đến giờ hai bà phải trở về lại bịnh viện để tiếp tục công việc của họ.  Họ bắt tay tôi và cầu chúc lời thật tốt đẹp cho gia đình tôi.  Tôi đứng lên ôm bà y tá Dulcy, tôi hôn bà và nói lời cám ơn.  Tôi cảm động đến không cầm được nước mắt: “Tôi xin cám ơn bác sỉ; tôi xin cám ơn y tá Duncy; tôi xin cám ơn cô y tá Kim đã lo chăm sóc cho tôi trong sáu tháng nay!  Tôi rất vui mừng là tôi đã bớt bịnh, nhưng tôi lại buồn là sẽ nhớ các bà và các cô vì các bà và các cô sẽ không đến với tôi như bao nhiêu tháng vừa qua nữa.”  Nói xong là tôi ôm bà y tá Dulcy khóc nức nỡ.  Bà Dulcy cũng ôm tôi và rất cảm động cúi xuống nói với tôi là bà rất vui khi thấy tôi khỏe.  Bà còn mong tôi sẽ khỏe thật nhiều hơn nữa và hát hay hơn nữa.  Mấy bà bắt tay chào mẹ con tôi rồi ra xe.  Tôi và các con tôi cũng đưa họ ra về.

Nhờ ơn Phật độ, nay tôi đã khỏe, đã đi vô ra khu vườn nhỏ của tôi được để ngồi sưởi nắng.  Tuy hai chân của tôi còn yếu, đi đâu cũng có con hay cháu đi theo tôi, chúng nó sợ tôi lên xuống cầu thang, hoặc đi ra sau vườn một mình, lỡ bị té là nguy hiểm lắm.  Tôi gầy đi nhiều.  Các xương bị yếu, cứ ngồi hay đi đứng lâu là mõi mệt lắm.  Đến nay các con tôi, trai cũng như gái, khi nào cũng phải có một người ở nhà với tôi, nên chúng thay nhau để ở nhà với tôi.  Tối đến là Thưởng, con trai út của tôi, đến nằm ngũ gần tôi, mặc dù phải nằm ở dưới sàn nhà bên cạnh giường của tôi.


Sau đây tôi xin nói những lời của tôi với các con của tôi – 5 cô con gái, 6 cậu con trai, cùng với 6 cô dâu và rể, và tất cã cháu ngoại và cháu nội của tôi.  Trong suốt hơn một năm trời tôi bị bịnh, từ khi tôi bị té rồi bị đau xương, khi đau nhẹ cho đến khi bịnh của tôi trở nặng nề hơn, các con tôi đưa tôi vô bịnh viện, cho đến khi về nằm ở nhà.

“Các con thương của me! Các con dâu và rể rất quí mến của me!  Và tất cã các con cháu ngoại và nội rất thân thương của bà!  Các con, các cháu đã khó nhọc lo cho me, cho bà không nề hà thức khuya, dậy sớm.  Có những lúc me đau, me ho, mấy đứa cứ túc trực lo cho me, cho bà mà ai ai cũng vui vẻ và không bao giờ tỏ vẽ gì cau có hay phàn nàn.  Các con đã xin nghỉ bớt giờ làm việc không ăn lương để được ở nhà để săn sóc cho me.

Các con dâu của me!  Mặc dù có con dại, nhưng không ngày nào là không đến thăm me, lo cho me thức ăn hàng ngày.  Các con trai, con dâu ở xa tận các tiểu ban khác hay bên Việt Nam cùng cã các cháu nội cũng thường phone hay email qua để hỏi thăm me.  Có đứa ở tiểu ban khác cũng gắn thu xếp công việc, bất kể mưa gió hay bão tuyết cũng vẫn đáp máy bay qua thăm me.  Me cũng cám ơn con rễ của tôi, Bob!  Tuy ông là người Mỹ nhưng cũng gắn nói tiếng Việt Nam để tôi nghe.  Mỗi khi đến thăm tôi, ông chúc tôi với những lời thắm thiết chân tình. 
Các cháu ngoại của bà ơi!  Cháu Thuần đã xin nghỉ một lớp học để ở nhà với bà.  Cháu cứ luôn luôn ở cạnh bà đến giờ bà ngoại đi ngủ.  Thuần đã ngồi hàng giờ để đọc cuốn Kinh Bạch Y Thần Chú cho bà nghe, và cháu nói ‘Ngoại nhớ đọc theo con lời Kinh Thần Chú nghe Ngoại.’  Cháu vừa đọc vừa cầu nguyện cho bà Ngoại mau lành bịnh.  Khi bà khó ngủ, cháu đã đọc hàng giờ cho bà nghe để bà dễ ngủ.  Cháu Thùy và bạn là Hoa tuy đi làm về mệt nhọc nhưng cũng gắn tới với bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe, hay xoa tay bóp chân cho bà khi bà mõi, bà đau.  Bà cám ơn các cháu nhiều lắm!

Chị em của tôi, bà con và bạn bè của tôi đều thương mến tôi.  Tôi xin cám ơn các chị, các em, và các bạn bè của tôi, không ngại đường xá xa xôi, mưa gió chi cũng gắn về thăm tôi khi tôi đau ốm bịnh hoạn, hoặc là vài ba ngày lại phone để thăm hỏi và cầu nguyện cho tôi mau chóng lành bịnh.  Các người bạn của các con gái tôi, họ cũng không kễ công việc làm hàng ngày của họ và đã dành chút thời gian để đến thăm tôi và chúc tôi mau khỏe.  Bao lời thăm viến đó, bao lời thắm thiết đó, làm sao tôi quên được.  Tôi luôn luôn nhớ ơn họ mãi mãi!

A Di Đà Phật!  Con lạy Phật.  Con lạy Bồ Tác.  Ngài đã thương con nên ai ai cũng thương con.  Con muôn vàn nhớ ơn Phật A Di Đà và Bồ Tác đã cho con đàn con hiếu thảo, đàn cháu quá ngoan hiền, và luôn cã các bà sui gia của tôi cũng rất tốt với tôi; họ luôn luôn coi tôi như chị em thân thiết.  Đó là thật quý hóa vô cùng.  Con lạy Phật A Di Đà.  Con lạy Bồ Tác đã tái sinh lại cho thân con thêm một lần nữa.  Con xin sám hối những điều lầm lỗi và từ nay con xin làm điều tốt lành, và đem tâm trí hướng về Phật A Di Đà.  Con cúi đầu cầu ơn trên Phật A Di Đà, cầu xin Đức Quan Thế Âm Bồ Tác độ trì cho tất cã chúng sanh đồng thanh Phật Đạo.

Con cúi đầu lạy tạ ơn đức cao dày của Tổ Tiên Ông Bà.  Con cúi đầu lạy tạ ơn hương linh Cha Mẹ chồng của con.  Con cúi đầu tạ ơn đức hương linh Cha Mẹ của con đã thương con và cho con được lành bịnh, khỏe mạnh và bịnh tật được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi!

Tôi xin cãm tạ hương linh người Chồng quá cố của tôi đã linh thiên phù hộ cho tôi khỏi bịnh ngặc nghèo để các con và các cháu của tôi còn được thấy tôi!

Các con của me ơi!  Me cám ơn Trời Phật đã cho me có đàn con hiếu thảo.  Các cháu của bà ơi!  Bà xin cãm tạ Bồ Tác đã cho bà được bầy cháu ngoan và rất thương bà và đã lo cho bà bao ngày tháng ốm đau.  Các chị và em của tôi rất thương tôi và yêu mến tôi.  Các người bạn tốt của tôi ơi!  Tôi rất sung suớng được có bao nhiêu bạn tốt, đã thương tôi thật tình, đã thăm viến khi tôi bịnh hoạn.

Con cúi đầu cầu ơn trên Phật độ.  Con cúi đầu cầu xin Bồ Tác độ trì cho tất cã người thân thương nhất trên đời của con được vạn điều tốt đẹp và nhiều điều may mắn!” 

“Xin cãm tạ!  Cãm tạ ơn người!”

Hoàng Thị Ngọc Nhụy
Pháp Danh Tâm Hoa

Viết ngày 20.06.2004
Viết xong ngày 24.06.2004